Bỗng chốc trắng tay do ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm tin cho khoản vay

‘Khi vay tiền, bên cho vay yêu cầu tôi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để giả cách cho hợp đồng vay nên tôi đồng ý mà không ngờ mình có nguy cơ mất trắng’…

Trên đây là phản ánh của anh Đ.N.T ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Anh T cho biết, thời gian qua xuất hiện tình trạng, một số cá nhân thông qua người môi giới để cho nhiều người vay tiền với lãi suất cao 3-5%/tháng. Song khi thực hiện thủ tục vay, bên cho vay yêu cầu bên vay phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) để giả cách cho hợp đồng vay tài sản. 

Bên cho vay cam kết sẽ cho bên vay chuộc lại tài sản khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Do đó, nhiều người đã tin tưởng và ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Song, khi người vay tìm đến để trả nợ gốc, trả lãi và muốn chuộc lại tài sản, lấy lý do người vay vi phạm hợp đồng, bên cho vay đã thực hiện việc chiếm đoạt tài sản là QSDĐ của bên vay với ‘lý do chính đáng’ được đưa ra là hai bên đã có thỏa thuận mua, bán, chuyển nhượng QSDĐ từ đầu. 

Điều này cho thấy, nguy cơ bên vay bị mất QSDĐ khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để thỏa thuận cho khoản vay là rất cao bởi với các trường hợp không thể chứng minh có giao nhận tiền bên cho vay có thể lật lọng. 

‘Đặc biệt, khi hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng và thực hiện việc đăng ký đất đai đúng quy định của pháp luật thì người bị hại sẽ mất trắng’ – anh T nhận định.

Về hiện tượng trên, luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, khi đi vay tiền, nếu bên cho vay làm hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho bên cho vay để đảm bảo khoản vay thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ bị coi là hợp đồng giả tạo.

Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015 nêu rõ, khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Do đó, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là hợp đồng giả tạo che giấu hợp đồng thế chấp, lúc này, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ vô hiệu. 

Khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên vay có nghĩa vụ đưa lại tiền đã nhận trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và được nhận lại QSDĐ từ bên cho vay.

Tuy vậy, để tòa án có căn cứ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, bên vay phải chứng minh được hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là hợp đồng giả tạo cho hợp đồng vay tài sản hoặc đã có giao kết thêm một hợp đồng thế chấp tài sản khi giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.

Song trên thực tế, điều này không đơn giản, đặc biệt là nếu hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng và hoàn tất các thủ tục đăng ký đất đai theo quy định thì người đi vay sẽ mất trắng QSDĐ vì không có căn cứ để bảo vệ họ.

‘Để bảo vệ tài sản, lợi ích của mình, bên vay cần làm hợp đồng vay tài sản, nếu thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay thì làm hợp đồng thế chấp tài sản. Trường hợp không muốn bán, chuyển nhượng QSDĐ thì tuyệt đối không giao kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ để làm tin cho khoản vay, vì điều này vừa vi phạm hợp đồng giả tạo, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro’ - luật sư Hồng Vân khuyến cáo.

 

Theo ANTĐ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Rút giấy phép cửa hàng vàng không có hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước 15/6, nếu không sẽ bị rút giấy phép.
17/05/2024

Bị lộ thông tin sau khi giao dịch với ngân hàng, cơ quan quản lý nói gì?

Nhiều thông tin của khách hàng sau khi giao dịch với ngân hàng đã bị lọt ra ngoài, trở thành mục tiêu cho các đối tượng lừa đảo nên cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý các ngân hàng thương mại về vấn đề này
15/05/2024

3 giả thiết pháp lý trong vụ nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người ở Hà Nội

Theo luật sư, cơ quan công an cần phải vào cuộc để xác minh, điều tra yếu tố lỗi của những bên liên quan vụ nữ bác sĩ bị tấm kính rơi vào người ở Hà Nội, để có căn cứ giải quyết đúng đắn vụ việc.
13/05/2024

Từ việc Vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB&XH bị bắt: Thế nào là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước?

Người phạm tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước có thể bị phạt tù lên đến 15 năm, và còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
12/05/2024

Trách nhiệm pháp lý vụ bác sĩ gặp tai nạn trong cửa hàng The Coffee House

Chuyên gia pháp lý đánh giá sự cố vỡ kính cường lực khiến một nữ bác sĩ bị thương nặng ở cửa hàng The Coffee House Thái Hà là rất nghiêm trọng, cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh nguyên nhân để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
11/05/2024

Chặn dòng tiền quảng cáo YouTuber, TikToker có hành vi xấu xí, lệch chuẩn

Nếu có phát ngôn, hành động xấu xí, không chuẩn mực trên mạng, những người nổi tiếng, các YouTuber, TikToker sẽ phải đối mặt với việc bị đại lý quảng cáo, nhãn hàng quay lưng.
10/05/2024

Đề nghị xử nghiêm người giao xe cho trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển

Tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu xử lý nghiêm người giao xe cho trẻ em điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
09/05/2024

Công chứng viên chỉ ra 2 lỗi thường gặp khi bảo quản sổ hồng

Việc bảo quản sổ hồng không đúng cách khiến cho nội dung trên sổ bị nhòe, mất chữ... dẫn đến việc công chứng hợp đồng giao dịch gặp nhiều khó khăn.
09/05/2024

Thấy gì từ tranh luận về thuốc lá điện tử

Gần đây, theo dõi cuộc tranh luận sôi nổi về cấm hay thí điểm quản lý thuốc lá điện tử, tôi nhớ đến những năm tháng nghiện thuốc lá và vật vã để bỏ thói quen xấu này.
08/05/2024

Vụ nhận hối lộ 120 triệu rồi mang đi xây nhà tình thương: Lý do người đưa hối lộ không bị tù tội

Cựu Giám đốc chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nhận hối lộ 120 triệu đồng của người dân và hứa sẽ tách sổ cho họ, sau đó cả ông và người môi giới đều bị xét xử, riêng người đưa hối lộ thì không sao.
08/05/2024

Phát tán clip nhạy cảm có thể phạm vào tội làm nhục người khác

“Nhân vật chính” trong đoạn clip nhạy cảm bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người phát tán hình ảnh còn có thể bị khởi tố về “Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 BLHS 2015.
08/05/2024

Bảo vệ tòa nhà có được phép giữ CCCD của khách đến liên hệ công tác?

Tôi đến liên hệ làm việc với công ty A có trụ sở tại một tòa nhà trên phố Tây Sơn, Hà Nội; khi lên hệ qua cổng bảo vệ, họ yêu cầu tôi xuất trình và giữ CCCD của tôi.
07/05/2024