Bộ trưởng Y tế: Thí điểm biện pháp tăng trách nhiệm xã hội với người không muốn kết hôn

Trả lời kiến nghị cải thiện tỷ lệ sinh vùng đô thị, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan dẫn nội dung “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”

Cử tri TPHCM trong kiến nghị gửi trước Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đề nghị có biện pháp cụ thể để nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị, không để tình trạng già hóa dân số từ đó dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động trong thời gian sắp tới.

Trả lời kiến nghị này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho hay Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ năm 2006, tuy nhiên chưa thực sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh thấp. Năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. "Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị", Bộ trưởng Lan cho biết.

     Khái niệm tỷ suất sinh thô - chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số - cho biết cứ 1.000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
     Khái niệm tỷ suất sinh thô - chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số - cho biết cứ 1.000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong thời kỳ nghiên cứu. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ trên cho thấy nếu năm 2016, cứ 1.000 dân thành thị thì có 15,5 trẻ em được sinh ra sống, đến năm 2023, con số này giảm về còn 13,5. Tỷ suất sinh thô của vùng này luôn thấp hơn mức chung cả nước.

Theo Bộ trưởng Lan, 21/63 tỉnh, thành có mức sinh thấp, chiếm gần 40% dân số cả nước; hầu hết nằm ở vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, đô thị hóa cao, tăng trưởng kinh tế nhanh. Đông Nam bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam nhưng lại có mức sinh thấp nhất cả nước, bình quân mỗi phụ nữ sinh 1,47 con.

Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong khoảng 20 năm qua. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong khoảng 20 năm qua. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội”, người đứng đầu ngành y tế nhận định. 

Trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri TPHCM, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588 năm 2020 phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

Trong đó, tại những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con.

Cụ thể, điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ 2 con như bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên.

Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong khoảng 20 năm qua. Ảnh minh họa: Thạch Thảo
Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong khoảng 20 năm qua. Ảnh minh họa: Thạch Thảo

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế;... đến việc sinh ít con. Chính quyền địa phương nghiên cứu, ban hành các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm cũng được đưa ra như hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em...

Đặc biệt, Bộ trưởng Y tế dẫn thông tin từ Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 với nội dung “từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn”, khi nói về những biện pháp can thiệp, điều chỉnh mức sinh ở vùng mức sinh thấp và đạt mức sinh thay thế (gồm 30 tỉnh, thành).

Nhiều tỉnh hỗ trợ tiền, hiện vật cho người sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2021 hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ, khuyến khích duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Theo đó, các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp, căn cứ vào thực tiễn để lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

"Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu đưa một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích nêu trên vào dự Luật Dân số, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/2025", Bộ trưởng Lan cho biết.

Theo người đứng đầu ngành y tế, một số tỉnh, thành phố vùng mức sinh thấp và mức sinh thay thế đã ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích như khen, thưởng tiền cho các tập thể xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đạt và vượt tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con; hỗ trợ tiền hoặc hiện vật; hỗ trợ các chi phí y tế 1 lần sinh con đối với phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi; hỗ trợ giảm học phí từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 

Một số tỉnh đã triển khai, mở rộng các mô hình "nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi", "xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ 2 con"..., điển hình như tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ.

Từ ngày 15/7/2022, Hậu Giang tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi. Ngoài ra, hỗ trợ một lần 1,5 triệu đồng viện phí cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số; hỗ trợ một lần chi phí khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh theo giá dịch vụ y tế hiện hành tại các cơ sở y tế công lập. 

Tại Tiền Giang, từ năm 2022, phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được khen kèm hỗ trợ 1 triệu đồng. Xã, phường, thị trấn có 3 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh con sinh đủ 2 con được khen kèm hỗ trợ 30 triệu đồng; mức thưởng tăng lên 50 triệu nếu duy trì 5 năm liên tục.

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức sinh những địa phương này chưa cải thiện. Năm 2023, mức sinh ở Cần Thơ là 1,44 con/phụ nữ (năm 2022 là 1,73); Tiền Giang là 1,72 (năm trước đó là 1,66); Cà Mau là 1,55 (năm trước đó là 1,81); Hậu Giang nhích lên 1,52 con/phụ nữ (năm trước là 1,51).

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đơn thuốc điện tử: Đúng hướng nhưng vẫn ì ạch triển khai

TPHCM và nhiều địa phương trên cả nước đang đẩy mạnh triển khai đơn thuốc điện tử, nhằm giúp người bệnh thuận tiện hơn khi nhận thuốc, đồng thời tăng minh bạch, kiểm soát hiệu quả hoạt động kê đơn và cấp phát thuốc. Tuy nhiên, sau nhiều năm khởi động, tiến độ vẫn chưa đạt kỳ vọng.
17/06/2025

Sáp nhập còn 34 tỉnh thành, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có thay đổi?

Việc sáp nhập tỉnh, thành liên quan kiến thức ở một số môn học, đặc biệt là Địa lý, song theo đại diện Bộ GD-ĐT, điều này không ảnh hưởng đến đề thi tốt nghiệp THPT và bài làm của thí sinh.
13/06/2025

"Cuộc thanh tra dự án Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 đã hoàn thành xuất sắc"

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, cuộc thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 đã hoàn thành xuất sắc, đúng tiến độ, được dư luận xã hội đánh giá cao.
12/06/2025

Phát hiện, xóa bỏ nhiều “dấu hiệu lạ” trên sân thi sát hạch lái xe

Nhiều người dùng mạng xã hội tại Nghệ An tỏ ra lo lắng khi các “vạch căn” trong khu vực sát hạch lái xe bị lực lượng chức năng xóa bỏ.
11/06/2025

Phía sau chuyện đi vệ sinh mất 6.000 đồng cũng xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Tờ hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền chỉ với 6.000 đồng cho dịch vụ đi vệ sinh của 2 người đang gây xôn xao. Sự thật việc này là thế nào?
10/06/2025

Bát bún, phở đồng loạt tăng 5.000 đồng, chủ quán nói do hành, thịt, cua đều gánh thêm thuế

Những ngày gần đây, nhiều quán bún, phở, đồng loạt tăng giá thêm 5.000-10.000 đồng/bát khiến không ít thực khách cảm thấy méo mặt, cân nhắc lại thói quen ăn uống hàng quán.
10/06/2025

Dùng hóa đơn khống để “lấp liếm” cát khai thác trái phép thu lợi hơn 5 tỷ đồng

Ngày 04/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1980, trú tại phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”. Đồng thời, Trịnh Thị Dung (sinh năm 1984) và Nguyễn Như Anh (sinh năm 1981) cũng bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú về cùng tội danh. Vụ án này liên quan đến hoạt động khai thác, mua bán cát trái phép tại sông Lam, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, thành.
10/06/2025

Hà Nội tiếp nhận 100% thủ tục cấp giấy phép xây dựng bằng trực tuyến

Từ ngày 9-6, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động xây dựng.
08/06/2025

Tuyển sinh đại học 2025: Vì sao nhiều trường giảm, bỏ xét tuyển tổ hợp C00 vào một loạt ngành đào tạo?

Tuyển sinh năm 2025, một số trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn đồng loạt giảm mạnh hoặc loại bỏ tổ hợp khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) - một trong những tổ hợp truyền thống và phổ biến trong tuyển sinh đại học.
06/06/2025

Đổi căn cước sau sáp nhập: Không bắt buộc, có thể làm online, lại được miễn phí

Sau sáp nhập địa giới, người dân không bắt buộc đổi thẻ căn cước nếu không có nhu cầu. Ai muốn đổi sẽ được làm online, miễn lệ phí, không cần tới công an.
06/06/2025

Baby Three chứa hóa chất gây ung thư: Người mua hoang mang, tiểu thương đồng loạt xả lỗ

Sản phẩm đồ chơi Baby Three từng "gây sốt" thị trường nay bị cảnh báo chứa hóa chất gây ung thư vượt ngưỡng. Nhiều người tiêu dùng bày tỏ lo lắng, nhiều tiểu thương buộc phải bán tháo để thu hồi vốn.
05/06/2025

Xả rác càng nhiều, nộp tiền càng cao

Theo Luật Bảo vệ môi trường, từ năm 2025, người dân sẽ không đóng phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo bình quân từng hộ như trước nay vẫn áp dụng, mà sẽ nộp tiền theo khối lượng rác, nghĩa là thải bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai quy định này còn chậm, mới có một số ít địa phương tính giá thu gom rác theo túi như Quảng Nam, hay từ ngày 1/6/2025, TP Hồ Chí Minh thực hiện tính rác theo túi khối lượng, chứ không phải cân rác theo khối lượng.
04/06/2025