Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Tiến tới hạn chế ban hành thông tư

Một trong những nhiệm vụ của Tổ công tác là thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nòng cốt là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và lãnh đạo cấp vụ, cục của các bộ có liên quan, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là Tổ phó; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính là Ủy viên thường trực. Văn phòng Chính phủ làm Cơ quan thường trực của Tổ công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Bộ trưởng, Chủ nhi...

Một trong những nhiệm vụ của Tổ công tác là thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, nòng cốt là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và lãnh đạo cấp vụ, cục của các bộ có liên quan, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là Tổ phó; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính là Ủy viên thường trực. Văn phòng Chính phủ làm Cơ quan thường trực của Tổ công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2019 đã khép lại với những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo nên những thành tựu, đó là việc quyết tâm cải cách và triển khai có hiệu quả công tác cải cách quy định hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, chúng ta cải cách thì các quốc gia khác cũng cải cách, điểm số về môi trường kinh doanh của nước ta tăng điểm so với các năm trước, nhưng thứ hạng lại giảm mỗi năm 1 bậc từ 2018 đến nay. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh toàn cầu của nước ta tuy có tăng hạng (tăng 10 bậc so với năm 2018), nhưng vẫn cách xa so với các nước ASEAN và mục tiêu trong ASEAN-4 vẫn là thách thức trong năm tới. Mặt khác, tuy đã nỗ lực cải cách, nhưng vẫn còn những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Thực tiễn trên đòi hỏi phải có những cải cách mang tính đột phá. Để tiếp tục thúc đẩy cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thực chất các quy định hành chính, tháo gỡ rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập Tổ công tác thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, thành viên là đại diện các bộ, ngành và đại diện các vụ, cục thuộc Văn phòng Chính phủ.

Dự thảo kế hoạch thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 đưa ra quan điểm cắt giảm ngay những quy định là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn việc phát sinh những quy định mới làm tăng chi phí và rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cắt giảm phải lượng hóa được lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và xã hội, không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động, quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp; làm đâu chắc đấy, không phong trào, hình thức. Đồng thời bảo đảm nguyên tắc khi ban hành mới một văn bản phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ; riêng thông tư, một thông tư ban hành mới phải bãi bỏ ít nhất hai thông tư cũ; với những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết luật của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc phạm vi quản lý của một bộ, cơ quan ngang bộ chỉ ban hành một văn bản. Việc ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế phải bảo đảm nguyên tắc một văn bản sửa nhiều văn bản để giảm số lượng văn bản, rút ngắn thời gian ban hành và tiết kiệm chi phí.

Mục tiêu đặt ra, theo Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan, sẽ cắt giảm ít nhất 20% số lượng văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; ít nhất 20% chi phí chính tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh trong mỗi năm (từ năm 2020 đến năm 2025). Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, nhất là thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị định của Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, cần nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cắt giảm, cách thức tính chi phí tuân thủ để có minh bạch hóa, đánh giá sự tích cực của các bộ, ngành, địa phương. Thực hiện một thông tư ban hành mới hủy bỏ 2 thông tư cũ, tiến tới hạn chế ban hành thông tư, ban hành nghị định đủ điều kiện, không cần thêm văn bản hướng dẫn.

"Nếu không còn việc bộ, ngành co kéo quyền lợi nữa thì không cần ban hành những văn bản về thủ tục hành chính nữa. Cải cách phải lượng hóa được bằng ngày công và bằng tiền", ông nói.

Nhấn mạnh đến việc dần dần hạn chế ban hành thông tư, Bộ trưởng dẫn chứng, một nghị định nhưng có khi có 5-7 thông tư của Bộ đưa ra. Ví dụ Bộ Y tế, 1 văn bản của Cục An toàn thực phẩm ban hành ra nhưng cả nước phải theo. "Ta phải xác định rõ thẩm quyền chứ không phải một lãnh đạo của Cục, vụ ban hành văn bản mà cả nước phải thực hiện, rào cản vô cùng nhiều. Ví dụ một thông tư đang thực hiện, ông ra một văn bản cấp cục, bỏ không thực hiện một điều trong thông tư quy định, lộm nhộm như thế là không được, toàn rế cao hơn nồi. Như vậy, phải xem xét, xem vài vấn đề, chúng ta bắt quả tang, bắt tận tay, day tận trán và đưa lên báo chí, phải làm mạnh mẽ thế chứ không để tự do được", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng tình với mục tiêu cắt giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu cho rằng, "các bộ, ngành muốn sửa gì thì sửa nhưng phải giảm được chi phí cho doanh nghiệp". Theo ông, trong giai đoạn đầu của cải cách, Tổ công tác phải áp đặt từ trên xuống, phải thêm nhiệm vụ, xác định trọng tâm ưu tiên cải cách và chịu trách nhiệm về công việc này, không để cho các bộ, ngành và các cơ quan đề xuất từ dưới lên vì họ sẽ đề xuất cái dễ. Cái cần cải cách tác động mạnh lại không đến.

Về thành phần, ông đề xuất nên để thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. "Ví dụ anh Vũ Tiến Lộc là Chủ tịch VCCI nhưng mời vào Tổ công tác là vì chuyên môn cá nhân. Nếu mời các bộ, ngành, mà đại diện cho bộ thì không thể vượt được chỉ đạo của Bộ trưởng. Khi gửi công văn về bộ thì bộ có thể cử ai đó đang nhàn rỗi, và khi đi đâu, làm gì không đại diện cho cá nhân… Họ đến Tổ công tác mà chỉ ngồi với vai của bộ thì họ không thể phát biểu trái với Bộ trưởng được. Hai là công văn gửi về bộ thì họ có thể cử một thành viên mà Tổ công tác không mong muốn", ông Hiếu nói.

Còn theo Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính Nguyễn Đình Trường, mục tiêu quan trọng nhất là cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành. Nếu đặt mục tiêu cắt giảm văn bản thì có thể cắt giảm văn bản đó nhưng điều kiện kinh doanh, thủ tục, kiểm tra chuyên ngành không cắt giảm sẽ không đáp ứng mục tiêu.

Về số lượng cắt giảm 20% văn bản, ông Nguyễn Đình Trường cho rằng, để bảo đảm tính khả thi thì phải trên cơ sở rà soát của các bộ. Ấn định các bộ đều phải cắt giảm 20% là chưa khả thi. "Để bảo đảm tính khả thi, tôi cho rằng yêu cầu các bộ, ngành rà soát đề xuất các phương án cắt giảm. Trên cơ sở đề xuất đó, Văn phòng Chính phủ tham mưu báo cáo Thủ tướng ban hành một quyết định riêng đối với từng ngành, lĩnh vực. Vì hiện nhiều bộ, ngành đã cắt giảm tương đối nhiều. Nếu giờ áp đặt một mức khống chế nữa, đánh đồng các bộ, ngành thì tính khả thi chưa cao", ông Trường băn khoăn.

Đáp lại, Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu cho rằng, tư duy của Chính phủ là không phải bãi bỏ cơ học các văn bản hay các quy định mà đòi hỏi phải thay đổi tư duy quản lý, làm sao đạt hiệu quả, nhưng có phương thức khác, ít tốn kém, ít chi phí cho doanh nghiệp. Ông Hiếu nêu quan điểm đồng ý với Chính phủ là phải bãi bỏ những công cụ quản lý không phù hợp, cắt bỏ các quy định tạo ra chi phí cho doanh nghiệp.

PV
theo: tamnhin.net.vn

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Danh sách các Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động (cập nhật ngày 12/7)

Ngày 12/7, Cục CSGT công bố danh sách 44 Trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 2 đã được cấp phép theo Nghị định 160/2024/NĐ-CP, tăng 14 Trung tâm được cấp phép so với danh sách cập nhật ngày 9/7/2025. Danh sách sẽ được Cục CSGT liên tục được cập nhật theo ngày để thông tin tới người dân.
12/07/2025

Trưởng công an xã được phạt đến 50% mức tiền, tịch thu phương tiện vi phạm

Chính phủ quy định trưởng công an xã có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng.
11/07/2025

Hà Nội miễn tiền thuê đất, phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế

Cá nhân, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tái chế từ nhựa, giấy, thủy tinh sau thu gom tại Hà Nội được miễn tiền thuê đất trong 6 năm, cùng 20 loại phí, lệ phí.
11/07/2025

Bộ Công an công bố nhiều thủ tục hành chính mới

Thủ tục hành chính mới ban hành thực hiện tại Công an xã, phường, đặc khu là cấp tài khoản định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức.
10/07/2025

TOÀN VĂN: Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Toàn văn Nghị định 170/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
09/07/2025

Cấp xã TP HCM được quyết giao đất cho doanh nghiệp

Từ ngày 1/7, các doanh nghiệp muốn nhận đất để làm dự án tại TP HCM sẽ làm việc trực tiếp với chính quyền cấp xã, thay vì phải chờ các cấp cao hơn như trước đây.
07/07/2025

Quy định đặt tên hộ kinh doanh

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, trong đó quy định tên hộ kinh doanh.
07/07/2025

Quy định mới về thay đổi vị trí việc làm có ngạch công chức cao hơn, thấp hơn ngạch hiện giữ

Thay đổi vị trí việc làm có ngạch công chức xếp theo thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn, thấp hơn ngạch hiện giữ được quy định tại Nghị định 170/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
07/07/2025

Chế độ, chính sách đối với công chức tự nguyện xin thôi việc hoặc bị cho thôi việc

Chế độ, chính sách đối với công chức tự nguyện xin thôi việc hoặc bị cho thôi việc được quy định tại Nghị định 170/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
07/07/2025

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
04/07/2025

Nghị quyết 216/2025/QH15 kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Nghị quyết số 216/2025/QH15 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
04/07/2025

Những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức số 80/2025/QH15

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã; chuyển đổi phương thức quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm; không tiếp tục quy định hạ bậc lương là một hình thức xử lý kỷ luật;... là những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức.
04/07/2025