Bộ trưởng Giáo dục: Xét tuyển đại học sớm 'rất tai hại'

Việc các đại học xét tuyển sớm có tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối, thí sinh đỗ sẽ không học nữa, rất tai hại, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm trên khi phát biểu kết luận tại Hội nghị Giáo dục đại học, do Bộ tổ chức, sáng 9/8.

Theo ông Sơn, việc các trường dùng quá nhiều phương thức, để nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm rồi còn ít chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, đẩy điểm chuẩn lên rất cao, gây mất công bằng.

Bộ trưởng nhấn mạnh các trường tự chủ cao trong tuyển sinh không có nghĩa thích làm gì thì làm. Việc tự chủ phải trong khuôn khổ các quy định. Vì vậy, thời gian tới, có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo phải siết các quy định để điều tiết.

"Nguồn tuyển hiện dồi dào, các trường uy tín không phải lo lắng, không nên chen lấn xô đẩy", ông Sơn nói về việc các trường dùng quá nhiều phương thức xét sớm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị Giáo dục đại học, hôm 9/8. Ảnh: Thanh Thanh
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Hội nghị Giáo dục đại học, hôm 9/8. Ảnh: Thanh Thanh

Trước đó, tại hội nghị, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, đề xuất bỏ phương thức xét tuyển sớm.

Theo ông Phúc, hiện nhiều trường xét tuyển trước khi năm học kết thúc cả một học kỳ, thí sinh chưa hoàn thành chương trình THPT. Sau đó, một số cán bộ tư vấn thí sinh đặt nguyện vọng đỗ sớm lên đầu khi đăng ký xét tuyển chung.

"Dù biết như vậy là không đúng nhưng họ vẫn tư vấn cho thí sinh, dẫn đến thiếu công bằng, làm mất cơ hội của thí sinh", ông Phúc nói.

Ông Phúc cũng cho rằng việc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển rồi chia phần trăm khác nhau cho từng phương thức là không có cơ sở, gây mất công bằng cho thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau.

Đại học Bách khoa TP HCM xét tổng hợp nhiều tiêu chí từ năm 2022, gồm điểm thi tốt nghiệp, điểm thi đánh giá năng lực, thành tích học tập, hoạt động xã hội, văn thể mỹ. Ngay trong năm đó, trường nhận 8.500 nguyện vọng đăng ký. Năm nay, con số này 17.200.

"Chúng tôi cho rằng việc tuyển sinh tổng hợp các tiêu chí là công bằng", ông Phúc nói.

Thí sinh thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM hôm 7/4. Ảnh: Quỳnh Trần
Thí sinh thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM hôm 7/4. Ảnh: Quỳnh Trần

Năm ngoái, 214 trong 322 trường xét tuyển sớm, không dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%).

Trong các phương thức xét tuyển sớm, nhiều trường xét bằng học bạ từ tháng 1, sử dụng điểm học bạ của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Một số trường công bố điểm chuẩn ngay trong tháng 3.

Hồi tháng 3, trả lời VnExpress, trưởng phòng Đào tạo của một đại học lớn ở Hà Nội từng phản đối việc nhiều trường xét tuyển sớm như vậy. Lý do là khi đó, học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp 12 trong khi kiến thức bậc THPT chủ yếu rơi vào năm học này. Kỳ II lớp 12 cũng là thời gian để các em tích lũy thành tích như giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế. Vì vậy nếu xét tuyển quá sớm, nguồn dữ liệu có thể không đầy đủ.

Tại hội nghị hôm nay, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng tuyển sinh sớm có những mặt tích cực nhưng thực tế còn phân tán. Ông cũng nhận được phản ánh từ nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo, phản ánh việc học sinh xao nhãng học tập dù chưa hoàn thành chương trình phổ thông, do biết đã đủ điều kiện trúng tuyển.

Bộ cũng cho rằng không ít trường dùng nhiều phương thức xét tuyển phức tạp. Một số nơi chưa đảm bảo tính công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được lượng thí sinh ảo.

Luật Giáo dục đại học cho phép các trường tự chủ phương thức tuyển sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện các trường sử dụng hơn 20 cách xét tuyển.

Bộ nhiều lần khuyến khích các đại học dùng điểm tốt nghiệp để xét đầu vào bởi cho rằng có độ tin cậy, bớt tốn kém, đảm bảo công bằng.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
04/07/2025

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết

Trong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.
04/07/2025

Cô giáo 25 năm dạy chuyên 'toát mồ hôi' khi giải đề thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh

Giải thử mã đề 1105 của đề Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2025, cô Bích Hạnh, vốn có 25 năm kinh nghiệm giảng dạy lớp chuyên Anh, nói “toát mồ hôi hột” vì độ khó của đề.
03/07/2025

Vẻ đẹp của ngôi chùa hơn 350 năm tuổi ở Bình Định

Chùa Thập Tháp Di Đà - tổ đình hơn 350 năm tuổi tại Bình Định, không chỉ là trung tâm Phật giáo cổ kính mà còn lưu giữ dấu ấn văn hóa - kiến trúc đặc sắc của vùng đất Đồ Bàn xưa.
02/07/2025

Chủ tịch UBND TPHCM cử 3 hồi chuông cầu quốc thái dân an

Đúng 6h sáng 1/7 – ngày các tỉnh, thành chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập, hơn 18.000 ngôi chùa trên cả nước, trong đó có các chùa tại TPHCM, đồng loạt cử ba hồi chuông, trống Bát Nhã cầu quốc thái dân an.
01/07/2025

Giáo hội công bố nhân sự 15 ban trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam

Sáng 30/6, Trung ương Giáo hội đã trọng thể tổ chức Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Nam sau sáp nhập, tại Văn phòng 2 Trung ương - Thiền viện Quảng Đức (TPHCM).
30/06/2025

Thức trắng đêm nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

Từ đêm 29/6 đến trưa 30/6, cả nghìn người xếp hàng dài trước trụ sở chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội An Trung 2.
30/06/2025

VNeID khó truy cập khi nhiều người vào xem quê quán mới

Ứng dụng VNeID hoạt động chập chờn, khó truy cập, được cho là do nhiều người vào xem thông tin quê quán mới.
30/06/2025

Nguyễn Hoài Phương Anh đăng quang Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025

Á hậu 1 là Nguyễn Linh Chi (Thanh Hóa); hai Á hậu 2 là Nguyễn Trần Minh Tâm (Quảng Ninh) và Hoàng Thu Hiền (Thái Bình).
29/06/2025

Giám đốc Công an Hà Nội thông tin vụ tài liệu bị đốt cạnh trụ sở phường

Giám đốc Công an TP Hà Nội khẳng định giấy tờ, tài liệu bị đốt ngay cạnh trụ sở UBND phường Cổ Nhuế 2 không có tài liệu bí mật Nhà nước.
27/06/2025

Chỉ chia cho con, sao mất tới 4,5 tỷ để chuyển đổi 300m2 đất vườn?

Theo chuyên gia, cơ quan quản lý cần có giải pháp để phân biệt rõ người có nhu cầu thực và giới đầu tư, đầu cơ để thu đủ tiền sử dụng đất theo giá thị trường với nhà đầu tư, còn hộ gia đình được hưởng chính sách ưu đãi đảm bảo an sinh.
Mất cả chục tỷ đồng để chuyển đổi đất
26/06/2025

Tập trung giải quyết chính sách nghỉ trước tuổi với 4 nhóm cán bộ, công chức

Nhóm còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu; nhóm không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, sức khỏe không đảm bảo... được Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý tập trung giải quyết chế độ chính sách nghỉ trước tuổi.
Giữ chân người có năng lực, cống hiến
24/06/2025