Bộ luật dân sự 2015: Số 91/2015/QH13 - Mới nhất

Bộ luật dân sự 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản;...

Số ký hiệu 91/2015/QH13
Ngày ban hành 24-11-2015
Ngày có hiệu lực 01-01-2017
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Sinh Hùng
Trích yếu Bộ Luật Dân sự

Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:

Phần thứ nhất: Quy định chung

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

Chương III: Cá nhân

Chương IV: Pháp nhân

Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự

Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự

Chương VII: Tài sản

Chương VIII: Giao dịch dân sự

Chương IX: Đại diện

Chương X: Thời hạn và thời hiệu

Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Chương XI: Quy định chung

Chương XII: Chiếm hữu

Chương XIII: Quyền sở hữu

Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản

Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng

Chương XV: Quy định chung

Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng

Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải

Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Chương XIX:  Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phần thứ tư: Thừa kế

Chương XXI: Quy định chung

Chương XXII: Thừa kế theo di chúc

Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật

Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản

Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Chương XXV: Quy định chung

Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân

Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:

-  Chuyển đổi giới tính

Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.

- Pháp nhân thương mại

Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

- Thời hiệu thừa kế

+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 - Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng

Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:

+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.

+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.

+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015

+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.

BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Tải file tài liệu tại đây

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các tài liệu khác

STT
Tên văn bản
Xem chi tiết
Tải về
1
Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
2
Nghị định số 110/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Về công tác xã hội
3
Nghị định 101/2024/NĐ-CP: Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
4
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 - Số 41/2024/QH15
5
Nghị định 83/2024/NĐ-CP quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị từ 01/9/2024
6
Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn, chứng từ
7
Nghị định 64/2024/NĐ-CP: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế đất 2024 mới nhất
8
Nghị định 125/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
9
Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
10
Nghị Quyết 27-NQ/TW 2018: Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức
11
Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14
12
Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử