Chuyên gia: Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm hoàn toàn khả thi

Mới đây, công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) vừa công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng "hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh", nhiều chuyên gia đánh giá cao dự án này.

Doãn Hồng Dương
Dương DH
16:01 17/07/22 trong Tin tức
16:01 17/07/22 789 lượt xem
Mục lục
Mới đây, công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) vừa công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng "hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh".

Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE Group đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch. 
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) – đơn vị đề xuất dự án, cho biết về tính khả thi của Dự án, đầu tiên phải kể đến là Dự án đề xuất hoàn toàn phù hợp với nội dung tại Nghị quyết Đại hội XIII; Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ việc xử lý ô nhiễm Sông Tô Lịch và xây dựng được một số công trình văn hóa tiêu biểu, hạ tầng giao thông hiện đại, tạo niềm tin cho nhân dân;
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Phù hợp nội dung xác định sông Tô Lịch là dòng sông phục vụ du lịch trong Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Dự án hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hà Nội. Với một quyết tâm thực hiện nhanh, đáp ứng được mong mỏi hàng ngày, hàng giờ của người dân sống 2 bên bờ sông Tô Lịch cũng như vấn đề chống ngập cho các khu vực nội đô. Đặc biệt, lãnh đạo Thành phố cũng đã xác định quyết tâm đẩy nhanh tiến độ để cố gắng khánh thành vào năm 2030 để kỷ niệm dấu mốc 100 năm thành lập Đảng - dấu mốc hết sức quan trọng của Đảng cũng như là sự kiện trọng đại và ý nghĩa đối với dân tộc và đất nước, nhân dân ta”, ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay.


Đặc biệt, tại Hội thảo Khoa học Quốc gia ngày 7/7/2022, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng đã khẳng định: "Chức năng thoát nước của sông Tô Lịch được thay thế bằng hệ thống hầm ngầm dọc theo sông. Những nội dung đề xuất này cần được các sở, ngành của thành phố nghiên cứu đề xuất, tiếp cận có định hướng tốt; thậm chí là tham khảo các ý kiến của chuyên gia và nhà khoa học. Chắc chắn là đề xuất này cần được nghiên cứu để điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung tới đây”.
Chuyên gia: Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm hoàn toàn khả thi
Phối cảnh 3D nằm trong dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên văn hóa, tâm linh.
Để triển khai dự án, bắt buộc phải đưa vào điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô. Bên cạnh đó, dự án chạm vào quy hoạch không gian ngầm của các khu vực nội đô sẽ được bổ sung vào dự án.
Nguồn vốn của dự án.

Về nguồn vốn của dự án, ông Tuấn Anh cho biết, đơn vị đã có cuộc gặp mặt và trình công văn, tài liệu đến chính phủ Nhật Bản sau đó phổ biến đến Trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam cũng như Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật Bản tại Việt Nam thì nhận được sự ủng hộ hết mình của chính phủ Nhật Bản và các cơ quan của nước này.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt.

Tuy nhiên, để dự án chính thức sử dụng nguồn vốn ưu đãi ODA của Nhật Bản, đơn vị thụ hưởng theo quy trình là UBND TP Hà Nội. Đây là đơn vị đầu mối sẽ gửi đề xuất cho JICA Việt Nam, sau đó JICA Việt Nam sẽ gửi cho JICA Nhật Bản từ đó thành lập dự án hỗ trợ kỹ thuật làm việc với các đoàn nghiên cứu gồm các chuyên gia. Đoàn nghiên cứu sẽ làm việc với UBND TP Hà Nội bàn chi tiết về tính khả thi, kĩ thuật và tất cả các vấn đề liên quan dự án này.
Sau khi có kết quả, đoàn nghiên cứu sẽ gửi về văn phòng JICA Việt Nam, JICA Việt Nam sẽ chuyển qua JICA Nhật Bản và thông báo kết quả cho UBND TP Hà Nội thông qua văn bản của JICA Việt Nam.
Tiếp đến, UBND TP Hà Nội sẽ thống nhất, nghiên cứu ra ra văn bản để trình Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính để xin ý kiến của Thủ tướng. Sau đó, Việt Nam sẽ có công hàm chính thức tới Đại sứ quán Nhật Bản để trình thư đề nghị cấp vốn viện trợ ưu đãi ODA.
“Trong chuyến công tác sang Nhật Bản, chúng tôi đã có văn bản trình các lãnh đạo Nhật Bản trong đó có đề xuất tại Công viên - Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh có đoạn không gian văn hoá Nhật Bản (đoạn đầu nguồn). Khu vực này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất được viện trợ không hoàn lại từ Nhật Bản”, ông Tuấn Anh khẳng định.
Về phần công trình liên quan đến lịch sử Việt Nam cũng như hầm ngầm chống ngập, cao tốc ngầm bên dưới sẽ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhật Bản.
“Về nguồn vốn ODA Nhật Bản sẽ hỗ trợ chúng ta tối đa. Tuy nhiên, sẽ không được 100% nên cần phải sử dụng thêm một phần nguồn vốn trong nước. Chúng tôi đã đề xuất khi xây dựng công trình từ không gian văn hoá Nhật Bản đến 18 triều đại xuyên suốt lịch sử Việt Nam có rất nhiều dòng họ.
Về không gian văn hoá Nhật Bản, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến 2 nước, họ rất sẵn lòng ủng hộ, đóng góp phần tài chính nào đó để trang bị cho công viên. Còn khu vực liên quan đến lịch sử các triều đại Việt Nam, các dòng họ như Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn…sẽ có rất nhiều doanh nghiệp sẵn lòng muốn tham gia để xây dựng triều đại của chính dòng họ liên quan đến mình.
Ví dụ như dòng họ Trần, Lý sẽ có những thiết kế về văn bia, có thể chúng tôi sẽ xin ý kiến của Hội đồng thẩm định Quốc gia khắc những nhà đóng góp về tài chính lên văn bia để lưu danh những đóng góp xây dựng của họ”, ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin.
Thời gian thi công của dự án.

Theo ông Tuấn Anh, trên cơ sở tham khảo các nước quốc tế và mục tiêu được lãnh đạo thành phố xác định, chậm nhất đến năm 2025 sẽ khởi công, đến năm 2030 là hoàn thành vì sẽ thi công đồng thời cả phần trên, dưới.
“Chiều dài của hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dự kiến dài khoảng 11,6km. Theo kinh nghiệm của Malaysia cũng xây dựng hầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm có chiều dài là 11,5km tương đương với chúng ta, họ đã sử dụng đồng thời 2 máy khoan từ 2 đầu và gặp nhau ở giữa thay vì dùng 1 máy khoan từ đầu đến cuối nguồn nên tiết kiệm được 1 nửa thời gian. Điều này đã giúp họ hoàn thành công trình trong thời gian 4,5 năm”, ông Nguyễn Tuấn Anh thông tin.
Cũng theo vị lãnh đạo của công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt, dự án này có thuận lợi rất lớn là phạm vi của công viên chỉ xây dựng bên trong của 2 bên sông, hoàn toàn không phải giải phóng mặt bằng nhà dân ở 2 bên nên tiến độ có thể theo đúng lý thuyết, mục tiêu đề ra. Điều quan trọng, khi không phải giải phóng mặt bằng sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn.
Tại Công viên có xây dựng các Khu phù điêu, Khu thực thể, Khu tượng đài, Khu văn bia vv.. Tuy nhiên, theo Chủ tịch JVE Group nhấn mạnh: "Một số chuyên gia hiểu nhầm là chúng tôi xây dựng che kín không gian mặt nước của sông. Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã tính toán và thiết kế làm sao để Khu thực thể, công trình thiết chế văn hóa được xây dựng chỉ chiếm 10% diện tích bề mặt sông để đảm bảo tối đa 90% bề mặt thông thoáng vốn có của dòng sông".

“Đáng chú ý với hệ thống chống ngập và cao tốc ngầm, ngay từ đầu, chúng tôi cũng xác định, sông Tô Lịch không phải là dòng sông bình thường. Đây là dòng sông mang giá trị lịch sử, văn hoá, tâm linh nên khi chúng tôi có kế hoạch xây dựng chúng tôi đã xác định không xây ở dưới lòng sông mà xây ở bên dưới phần đường đã có và độ sâu trên 30 mét nên không ảnh hưởng tới móng nhà các công trình bên trên và long mạch con sông Tô Lịch”, ông Tuấn Anh cho hay.

Các chuyên gia nói gì về dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm?

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: "Dòng sông Tô lịch trước đây với bây giờ nó khác xưa nhiều quá, chính vì thế mà nhiều lúc cũng băn khoăn, lo lắng có một cái mong muốn hy vọng, dòng sông này làm sao phục hồi được, nó trở lại như xưa để cho người Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung được hưởng thụ sự trong lành. 
Những chỉ đạo của đồng chí Bí thư thành ủy đối với UBND thành phố Hà Nội tôi rất ấn tượng và tôi rất vô cùng biết ơn và cảm ơn một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy như thế, công việc rất bộn bề Covid-19 bao nhiêu chuyện nhưng người lãnh đạo thành phố vẫn luôn luôn nhắc nhở, luôn luôn nhớ đến vấn đề môi trường. Đây không chỉ là vấn đề lý thuyết mà đây là vấn đề thực tiễn", GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam bày tỏ.


Theo quan điểm của Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, sông Tô Lịch là một dòng sông có dấu ấn lịch sử, nhưng mà hiện nay đây là một nơi có thể nói đang làm cho chúng ta trăn trở bao nhiêu năm nay về vấn đề môi trường.
“Làm sao để cải tạo được dòng Sông Tô Lịch này mà lại biến sông thành một Công viên văn hóa, mà ở đó lại đảm bảo được vấn đề giao thông, thì thật sự đúng là một bài toán khó mà Dự án đề xuấtcủa JVE Group đề xuất này lại giải quyết được, cho nên về mặt ý tưởng tôi đánh giá rất cao. Về mặt không gian như vậy hoàn toàn không vướng víu gì về giải phóng mặt bằng.
Về mặt công nghệ và kỹ thuật chúng ta cũng có thể xử lý được. Về mặt đầu tư tôi nghĩ đó là những cái hướng về tương lai chúng ta cũng có thể giải quyết được. Ba vấn đề: Một là không gian, thứ hai là công nghệ, thứ 3 là vốn đầu tư. Ba vấn đề này hoàn toàn khả thi nếu nhìn về sự phát triển của Hà Nội trong những năm tới”, Nhà báo Hồ Quang Lợi cho hay.
GS.TS.NGND. Trần Hiếu Nhuệ - Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: “Tôi rất bái phục ý tưởng này và hoàn toàn ủng hộ 3 phần của Dự án đề xuất: phần thứ nhất là quan hệ Việt - Nhật, thứ 2 là hệ thống đường hầm, thứ 3 là hệ thống tiêu thoát nước chống úng ngập”.
GS.TS.NGƯT Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường: “Sông Tô Lịch là một dòng sông sinh thái có lịch sử lâu đời ở Thủ đô Hà Nội. Trong hoàn cảnh Sông Tô Lịch đang ngày một ô nhiễm thì việc các đơn vị chuyên môn, trong đó có Công ty CP Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group) và đối tác Nhật Bản là rất đáng ghi nhận. Song, để thực hiện được đề xuất này, các đơn vị có chức năng cần phải cải thiện, xử lý chất lượng nước (có thể dùng nhiều giải pháp, trong đó có thể dùng công nghệ nano-bio), tạo môi trường cảnh quan của một dòng sông trong đô thị”.


Nhà sử học Lê Văn Lan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long cho biết: “Không chỉ là việc cứu vớt cho dòng sông đang ngắc ngoải này mà còn làm đẹp, làm vui, làm tốt cho dòng  sông này. Không gian văn hóa lịch sử của dòng sông này và cả giá trị biểu tượng và tâm linh nữa. Vì thế chắc chắn lịch sử dân tộc đất nước kinh thành thủ đô trong cậy trông đợi sự thành công của dự án này".

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, khôi phục sông Tô Lịch được một phần nào đó trong điều kiện cho phép đã là điều rất đáng hoan nghênh: “Sông Tô Lịch không chỉ là vấn đề môi trường, bởi nếu tiếp cận về mặt tâm linh, Sông Tô Lịch từ xa xưa có vị thế rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thăng Long Hà Nội xưa, nó đã từng được coi là vị Thành Hoàng”, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay.
TS Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch Hội sử học Hà Nội:”Tôi tán thành và hoan nghênh ý tưởng của Đề án “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch” bởi những giá trị kép về cải thiện môi trường và tái hiện chuỗi những giá trị cốt lõi, tiêu biểu về lịch sử văn hóa của dân tộc của Thủ đô Hà Nội. Sông Tô Lịch là dòng sông lịch sử gắn bó với quá trình hình thành vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngay từ buổi đầu, đó là “làng Hà Nội gốc - Long Đỗ Hương”, rồi được tôn thờ làm Thần Thành Hoàng đầu tiên bảo vệ Thành Đại La, Thành Thăng Long. Do đó, kết hợp vừa cải tạo, vừa biến dòng sông thành “Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh” là một hướng đi đúng và sáng tạo.”


TS. Nguyễn Viết Chức - Ủy viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam: “Không làm thì thôi, quyết tâm làm chắc chắn là khả thi. Vấn đề là quyết tâm làm và làm như thế nào, làm vì cái gì, mục tiêu mục đích ra làm sao, chứ bây giờ bảo rằng “không làm được” là không Đúng. Nhiều việc còn khó hơn nhiều chúng ta đã từng làm được, và các nước họ cũng đã làm. Đã làm thì tôi tin rằng khả thi, và hãy tin vào những người mà người ta có sáng kiến, người ta có quyết tâm để người ta làm”.
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc:"Đề án cải tạo tổng thể Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh là phương án duy nhất đúng, hoàn toàn đủ năng lực thực hiện với sự giúp đỡ nhiệt tình thiện chí của Chính phủ Nhật Bản; với sự đồng thuận của giới lãnh đạo các cấp của Việt Nam”.


GS.TS Trương Sỹ Hùng: “ Gợi ý miên man của chúng tôi là ước mơ có thể trở thành sự thật, góp thêm ý kiến nhận thức và bảo tồn một di sản văn hóa vô cùng quý giá đối với việc xây dựng bền vững, lâu dài Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc cho con sông thơ mộng mang nhiều kỳ tích này”.
TS. Cung Khắc Lược - Nguyên cán bộ Viện Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: “Theo đánh giá của tôi, Dự án này rất hay, dù thế nào, khó khăn mấy, chúng ta vẫn quyết tâm làm, không nên bỏ cuộc, nếu bỏ là sai lầm. Tôi nay tuy ở tuổi “xưa nay” hiếm, mắt đã kém rồi, nhưng may mắn là cái đầu vẫn tỉnh táo. Hội thảo khoa học về Dự án này cần được tổ chức như thế này để những người quan tâm ủng hộ, các chuyên gia đóng góp ý kiến, truyền thông báo chí cũng ủng hộ và lan tỏa để Dự án cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh này trở thành hiện thực”.
PGS.TS Nguyễn Tá Nhí, Viện nghiên cứu Hán Nôm: Khi nghe tin Công ty JVE Group đề xuất Dự án cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa- Tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa: Tranh tường gốm sứ, cụm tượng đài, sân khấu nổi, hệ thống cầu kiều… thì ai nấy đều nao nức chờ đợi. Tôi hoàn toàn ủng hộ kế hoạch của JVE Group và Trung tâm CTCS trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã mang đến niềm kỳ vọng lớn cho nhân dân Thủ đô".


TS.Mai Thanh Hải:”Dự án đề xuất đã nêu, nếu một mai được xây dựng dọc theo dòng sông nó sẽ là “kỳ quan vĩ đại” của Thủ đô Hà Nội”
TS.Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm CTCS: "Sông Tô Lịch sau khi được bảo tồn sẽ có giá trị vô cùng to lớn với Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, theo trào lưu và xu hướng chung của nhiều nước trên Thế giới đã bỏ ra nhiều tỷ USD nhằm khôi phục lại những dòng sông. Cải tạo, bảo tồn, phục hồi Sông Tô Lịch là tiếng chuông thức tỉnh cho nhiều công trình, di sản văn hóa của Thủ đô còn “ngủ yên” sẽ thức giấc.
Việc xây dựng các hạng mục công trình thiết chế văn hóa trên dòng Tô Lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Hà Nội sẽ có thêm một không gian văn hóa rộng lớn để phục vụ cộng đồng. Dự án sẽ mở màn và định hướng chiến lược lâu dài để Hà Nội tiếp tục lan tỏa xây dựng nhiều hệ thống tương tự và tiến tới chấm dứt “căn bệnh trầm kha” về ngập lụt ở Thủ đô. Đây là công trình kết tinh vươn tới đỉnh cao của kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế. Nó là mối quan hệ nhân duyên và hệ quả của nhau. Dự án là công trình biểu tượng, kết tinh của Đại hội văn hóa văn nghệ toàn quốc vừa qua và chứng minh đường lối phát triển văn hóa - nghệ thuật của Đại hội Đảng lần thứ 13 đề ra đã đi vào đời sống và trở thành hiện thực", TS.Nguyễn Hoàng Điệp cho hay.


Thạc sĩ Nguyễn Nữ Hoàng Anh - Văn phòng Quốc hội: “Nếu ngày mai dự án thành hiện thực sẽ ghi dấu ấn vàng son trong lịch sử văn hóa thăng long Hà Nội”.

PGS.TS Bùi Xuân Đính: “Đó là những điều kỳ vĩ, vĩ đại trong lịch sử, một mốc son của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ 4.0 được thực thi ở Thủ đô Hà Nội. Tất cả những công trình dự kiến trong Dự án đề xuất này đã vẽ lên bức tranh tuyệt vời của dòng Sông Tô Lịch khi được cải tạo”.

Nhà viết tiểu thuyết lịch sử Hoàng Quốc Hải: “Tôi đặt niềm tin vào những người thực hiện Dự án, sẽ có đủ trí tuệ và sự thông minh cần thiết để triển khai Dự án đề xuất đúng như kế hoạch. Và nữa, cộng tác với người Nhật, tôi hoàn toàn tin tưởng. Một là, họ rất có trách nhiệm với công việc. Hai là, họ rất tự trọng. Ba là, những gì đã ký kết trong hợp đồng đều được tôn trọng thực hiện. Bốn là, họ rất ghét sự dối trá. Vì vậy không lo công trình bị rút ruột. Năm là, họ rất nghiêm túc với tiến độ thi công. Cho nên hy vọng không có chuyện lỡ hẹn như Đường tàu điện Cát Linh - Hà Đông”
Th.S, KS Hoàng Ngọc Quỳ: “Tôi thấy Dự án về Giải pháp tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc Sông Tô Lịch” rất phù hợp với thực trạng của Hà Nội hiện nay. Đây là Dự án tuyệt vời, tối ưu cho Hà Nội.

Họa sỹ, NNC Trịnh Quang Vũ: “Dự án đề xuất này thực hiện xong tạo nên một môi trường cảnh quan đẹp đẽ, người dân Hà Nội được thụ hưởng cùng bạn bè du khách Quốc tế tham quan giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến, một siêu công trình cải tạo thiên nhiên hàng đầu Thế giới. Hà Nội được thay đổi về diện mạo, cảnh quan, môi trường đồng bộ với cơ sở hạ tầng giao thông, chống ngập úng hôi thối mà nhiều năm nay chưa làm được.Đề án tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh, Sông Tô Lịch là Công viên của tình hữu nghị Việt - Nhật. Điều đó, thật vô cùng hạnh phúc cho nhân dân Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, hãnh diện với bạn bè thế giới về công trình ước mơ, vĩ đại có một không hai này”.
Họa sĩ, Nhà báo, Nhà điêu khắc, Nhà nghiên cứu Tâm linh Trịnh Yên: Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Văn hóa Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam. Giám đốc Trung tâm UNESCO Mỹ thuật Việt Nam. Ủy viên Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người. “Dự án sẽ là cụm bảo tàng ngoài trời lớn nhất của 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại kể từ trước đến nay”.


Xem phối cảnh 3D mới nhất về ý tưởng biến sông Tô Lịch thành công viên
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Tượng đài Đức Vua Lý Thái Tổ được dựng tại nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là Hoàng Quốc Việt - Lạc Long Quân - Võ Chí Công (đường trên cao) - Hoàng Hoa Thám - Chợ Bưởi (thượng lưu).
 
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Phối cảnh mô hình cổng Trung tâm Lễ hội Đền Hùng tại Khu Thời Hùng Vương dựng nổi trên dòng sông Tô Lịch.
 
Chuyên gia: Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm hoàn toàn khả thi 1
Phối cảnh Cổng trời Torii tại đền Itsukushima, Miyajima - Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng tại đảo Miyajima, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản - trên sông Tô Lịch.
Phối cảnh mô hình Chùa vàng Kinkakuji - điểm đến thu hút số 1 tại cố đô Kyoto, Nhật Bản. Nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nơi thu hút hàng triệu du khách du lịch ghé thăm hàng năm.
 
 
Phối cảnh khu vườn Nhật Bản với cây cầu gỗ màu đỏ, suối và hồ cá Koi, vườn thiền, đèn đá, tùng la hán, chòi gỗ ngồi uống trà, vv...tái hiện tại khu không gian văn hóa Nhật Bản trên sông Tô Lịch.
 
Chuyên gia: Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm hoàn toàn khả thi 2
Phối cảnh du khách dùng thuyền rồng du lịch trên sông Tô Lịch đẹp thơ mộng. (Khu thực thể, công trình thiết chế văn hóa chỉ xây dựng chiếm 10% diện tích bề mặt sông nên vẫn đảm bảo tối đa 90% bề mặt thông thoáng vốn có của dòng sông).
Phối cảnh mô hình phục dựng lại một phần trận địa bãi cọc Trận Bạch Đằng năm 938 thời Ngô Quyền tại Công viên Tô Lịch để người dân và du khách chiêm ngưỡng và hiểu hơn về lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Chuyên gia: Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm hoàn toàn khả thi 3
Phối cảnh hầm ngầm chống ngập được đặt sâu trên 30m dưới đường Nguyễn Đình Hoàn, Quan Hoa, Nguyễn Khang, … và kéo dài tới dưới đường Kim Giang, tức bên ngoài sông để tránh ảnh hưởng tới "Long mạch" của sông Tô Lịch.

 

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị từ 3 - 4 năm tù

Chiều 21/9, TAND Tp.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Phương Hằng, 53 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, quy định tại khoản 2 điều 331 bộ luật Hình sự; khung hình phạt 2 - 7 năm tù.

18:33 21/09/23 40 lượt xem
Bắt tạm giam nguyên Bí thư Đoàn xã dâm ô với người dưới 16 tuổi

M.P.V. (nguyên Bí thư Đoàn xã Sơn Kim 1) bị Công an huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.

01:02 19/09/23 30 lượt xem
Nguyên Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị: Đằng sau những chung cư mini xây trái phép là những thế lực chống lưng

Để ngăn chặn tình trạng này, ông Nghị đề nghị sai phạm đâu phải xử đấy, vi phạm đến đâu cắt bỏ đến đó.

19:32 18/09/23 75 lượt xem
Luân chuyển phó chủ tịch quận có biệt thự tai tiếng

Ông Trần Việt Hà thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội), làm Trưởng ban Dân vận Quận ủy Cầu Giấy; ông Ngô Ngọc Phương, Trưởng Ban dân vận, được phân công làm phó chủ tịch quận này

19:25 18/09/23 121 lượt xem
Bộ Nội vụ: Kiên quyết xóa bỏ tổ chức Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ tại Việt Nam

Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc xử lý một số nội dung liên quan đến hoạt động "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ".

22:41 17/09/23 35 lượt xem
Chủ chung cư mini đối diện mức án nào sau vụ cháy làm 56 người chết?

Trong vụ án này, Cơ quan điều tra đã xác định chủ chung cư không thực hiện việc xin cấp phép PCCC và cũng không có phương án phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho những người đang ở trong chung cư.

16:20 14/09/23 62 lượt xem
DOANH NHÂN TRẦN VĂN MƯỜI -  NGƯỜI LAN TỎA TINH HOA VĂN HÓA VIỆT

Doanh nhân Trần Văn Mười trưởng thành từ quê hương xứ Thanh, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hoá, Là Chủ tịch HĐTV công ty nhà đất Nhân Mười, Đại sứ thiện chí ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu, Phó Chủ tịch thường trực CLB doanh nhân Thanh Hóa TPHCM phía Nam, Trần Văn Mười không chỉ định hướng cho bản thân là một doanh nhân thành công, mà còn muốn mang đến một tầm nhìn rộng hơn cho thế hệ doanh nhân trẻ

21:52 12/09/23 79 lượt xem
 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đồng hành cùng Viện Khoa học chính sách pháp luật Việt Nam tổ chức sự kiện tháng 11

Viện Khoa Học Chính sách pháp luật Việt Nam tổ chức kỷ niệm Ngày Pháp luật, đánh dấu sự quan trọng và vinh danh công lao của ngành pháp luật trong xã hội. Trong sự kiện sắp tới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp xin gửi lời chúc mừng chân thành đến toàn thể đội ngũ cán bộ,giáo sư, tiến sĩ, viện sị  viên của Viện Khoa Học Chính sách pháp luật Việt Nam.

21:47 12/09/23 70 lượt xem
Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) – Hành trình về chốn linh thiêng giữa miền bình yên thanh tịnh. 

Chùa Cây Thị nổi tiếng lâu nay còn được biết dưới cái tên tịnh viện Di Đà, ít ai biết rằng, ngôi chùa cổ kính này chứa trong mình những trầm tích của thời gian, và những bí ẩn của lịch sử. 

18:06 11/09/23 1.624 lượt xem
Những lực lượng nào được quyền dừng xe kiểm tra hành chính?

Những lực lượng nào được quyền dừng xe kiểm tra hành chính là vấn đề được nhiều người quan tâm và dưới đây là thông tin giải đáp.

20:30 06/09/23 117 lượt xem
CSGT cấp huyện có được ra quốc lộ xử phạt vi phạm giao thông?

CSGT cấp huyện có được ra quốc lộ xử phạt vi phạm giao thông là thắc mắc của nhiều người và dưới đây là một số thông tin giải đáp.

20:29 06/09/23 78 lượt xem
Truy tìm Diễm My để làm rõ vụ án tại Tịnh thất bồng lai

Ai phát hiện Võ Thị Diễm My thì báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An, số điện thoại: 0693.609.113 hoặc 0842.728.599 gặp Điều tra viên Đoàn Minh Hoàng để phối hợp giải quyết...

00:00 17/05/22 1.387 lượt xem
Điều tra vụ con tâm thần dùng dao đâm nhiều nhát khiến mẹ tử vong

Thấy người mẹ bước ra cổng, người con đã lao đến dùng dao chuẩn bị sẵn đâm nhiều nhát khiến mẹ tử vong.

00:46 10/05/22 1.270 lượt xem
Điều tra vụ mâu thuẫn lúc mời bia, một người bị đâm tử vong

Trong lúc ăn nhậu tại quán, 2 nhóm thanh niên mâu thuẫn cự cãi với nhau rồi xông vào hỗn chiến. Trong lúc đó, Linh dùng dao đâm vào bụng C. dẫn tới tử vong.

00:04 07/05/22 1.444 lượt xem
Bắt nghịch tử đuổi chém mẹ ruột rồi đâm tử vong anh trai ở An Giang

Đi nhậu về đập phá đồ đạc bị mẹ la mắng, Võ Văn Giàu cầm dao truy đuổi đòi chém mẹ. Khi anh D. can ngăn làm bị thương Giàu, y đã dùng kéo đâm tử vong ruột mình.

00:08 04/05/22 1.312 lượt xem
Xác minh vụ người phụ nữ bám trên cửa xe Mazda CX5

Một phụ nữ đu bám vào cánh cửa ô tô đang chạy. Trong khi đó, lái xe liên tục lạng lách tìm cách hất người này xuống đường.

21:27 01/05/22 1.621 lượt xem
Thông tin về chương trình “Pi Network dưới góc nhìn luật pháp Việt Nam”

Viện Khoa học Chính Sách và Pháp Luật đã tổ chức buổi tọa đàm về tiền điện tử dưới góc nhìn luật Pháp Việt Nam, tại buổi tọa đàm được viện phó Doãn Hồng Dương kết hợp cùng diễn giả Lê Ngọc Anh - Chủ biên sách e book: Pi Network - Tiền điện tử cho xã hội trong thời kỳ web3, công ty luật SJK Law, diễn giả Nguyễn Thế Ngọc giám đốc chi nhánh Pi Node Tài Bùi Hà Nội, chuyên gia đào tạo tiền điện tử Vũ Linh, cùng các khách mời khác.

18:41 14/07/23 45.504 lượt xem
Ứng dụng MyAladdinz có lừa đảo không?

Theo Công an Hà Tĩnh, thời gian gần đây trên các diễn đàn mạng xã hội và nhiều tài khoản cá nhân Facebook, Zalo cá nhân thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, video quảng cáo cho ứng dụng (app) thanh toán có tên MyAladdinz.

15:51 28/08/20 16.587 lượt xem
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu làm rõ thông tin “Trả nợ cho Fe Credid bằng cách tìm cái chết”

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin “Trả nợ cho Fe Credid bằng cách tìm cái chết” và “Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ”.

14:49 29/06/20 14.342 lượt xem
Đề nghị cơ quan chức năng vào xác minh đối tượng hành hung viện sĩ Nguyễn Hà Phương.

Viện sĩ Nguyễn Hà Phương đang công tác tại Viện khoa học chính sách và pháp luật, và ban chính sách điện tử Phapluatchinhsach.vn. Trong thời gian nghỉ về quê nhà xã Gia lâm – Huyện Lâm Hà – Tỉnh Lâm Đồng, viện sĩ đã bị một nhóm côn đồ đi  trên 03 xe ô tô kéo đến tận nhà hành hung. 

10:52 21/06/23 11.162 lượt xem
Đi quá tốc độ, nam thanh niên lí do xe hỏng đồng hồ công tơ mét

Dù tuyến đường Quốc lộ 32 khu vực huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã được cắm biển báo giới hạn tốc độ 50km/h đối với các phương tiện giao thông, tuy nhiên CSGT vẫn ghi nhận và xử phạt hàng loạt trường hợp vi phạm chạy quá tốc độ cho phép.

09:34 20/06/23 10.260 lượt xem
Các tình nguyện viên hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 với tình yêu và sự tận tụy

Bằng sự thông thái và tận tâm, các tình nguyện viên khoa Quan hệ công chúng và truyền thông, trường ĐH. Hoà Bình đã tạo ra sự an tâm và tự tin cho các thí sinh trong ngày thi quan trọng này.

08:59 30/06/23 9.549 lượt xem
Hotline
Zalo
Viber
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram